10 lỗi thiết kế website thường gặp và cách khắc phục (P2)

Đăng lúc 10:42:00 ngày 19/07/2017 | Lượt xem 1225

6. Độ phân giải màn hình thiếu thân thiện

Nếu phải cuộn trang theo chiều ngang hay quá nhiều lần theo chiều dọc, người dùng thường có xu hướng thoát trang. Hiện nay, layout tối ưu hóa cho mọi thiết kế website là 1024 x 768 pixels, tuy nhiên, không có nghĩa là chúng thích hợp với mọi độ phân giải màn hình bởi người dùng có xu hướng sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để truy cập web.

Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách kiểm tra các chỉ số - các dịch vụ phân tích của Google Analytics để biết những thông tin cần thiết liên quan đến độ phân giải màn hình. 

7. Các form đăng ký phức tạp

Đây là lỗi cơ bản trên các thiết kế website bán hàng và thương mại điện tử. Người bán thường yêu cầu người mua phải đăng ký, đăng nhập mới có thể đặt mua được hàng, và đa số người mua đều cảm thấy khó chịu trước sự bất tiện này. Nên nhớ, người dùng vào website để lấy thông tin của bạn, chứ không phải bạn lấy thông tin của người dùng, dù với mục đích gì chăng nữa. Nếu website yêu cầu người dùng phải nhập loạt thông tin, hãy gỡ bỏ ngay tính năng này.

8. Sử dụng hình ảnh/Animation cẩu thả

Hình ảnh trên website thường mang tính chất minh họa cho nội dung để gia tăng tính thuyết phục. Việc lạm dụng hay sử dụng hình ảnh vô tội vạ có thể gây tác dụng ngược, khiến người dùng cảm thấy “bội thực” trước hàng loạt hình ảnh, nhất là những hình ảnh được chỉnh sửa quá đà. Đó là chưa kể hình ảnh nhiều có thể khiến tốc độ tải trang bị chậm đi. Vì thế, nên khai thác và sử dụng hình ảnh một cách hợp lý. 

9. Chèn nhạc nền (Background) vào trang web

Nhạc nền có thể giúp website thêm ấn tượng và sinh động, nhưng không phải người dùng nào cũng hài lòng với tính năng này, nhất là khi họ lướt web khi đang làm việc, giờ nghỉ trưa hay nơi công cộng. Nếu không thể loại bỏ nhạc nên, nên bổ sung nút điều khiển để người dùng có thể bật/tắt nhạc tùy ý.

10. Bỏ qua khâu test web

Đây là khâu quan trọng để phát hiện và sửa chữa những lỗi xảy ra trong quá trình web chạy. Để thuận tiện cho việc test web, nên xây dựng danh sách kiểm tra và thực hiện theo danh sách này, hoặc sử dụng các công cụ test web như W3C Quality Assurance Toolbox và Web Page Validation.