Chống Mã Độc Cho Máy Chủ: Hậu Quả Và Cách Giải Quyết

Đăng lúc 09:42:18 ngày 19/02/2021 | Lượt xem 655

Những biện pháp giải quyết khi website đã “dính” mã độc càng khó khăn và tốn kém hơn nhiều các biện pháp phòng chống

Máy chủ cũng dễ bị tấn công như PC

Khả năng bị tấn công của máy chủ không thấp hơn PC. Thậm chí, nó còn nguy hiểm hơn khi tin tặc lợi dụng điều này để lây nhiễm các phần mềm độc hại từ máy chủ sang toàn bộ trang web. Từ đó, chúng có thể dễ dàng lấy cắp những thông tin nhạy cảm của cả doanh nghiệp và khách hàng.

Cho đến khi bạn biết máy chủ bị nhiễm các phần mềm độc hại thì mọi chuyện đã quá muộn. Khi đó, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ tiến hành “trừng phạt” bằng cách đưa web vào blacklist hoặc bạn sẽ nhận được rất nhiều khiếu nại từ khách truy cập.

Website lúc này trông có vẻ như vẫn chịu sự kiểm soát của bạn nhưng thực tế, nó đã trở thành một công cụ cho tin tặc với kỹ thuật tấn công Cross-Site Scripting (XSS). Do đó, triển khai các hoạt động chống mã độc là rất quan trọng.

Những vị trí thường bị tin tặc tấn công nhất là blog, hệ thống quản lý nội dung, phần mềm diễn đàn và website thương mại điện tử. Nhiều nhà điều hành sử dụng các phần mềm nguồn mở vì chúng miễn phí và dễ dàng điều chỉnh. Vì phổ biến và được tạo thành từ hàng nghìn mã từ các chương trình mà các phần mềm này thường trở thành “miếng mồi ngon” của tin tặc.

Hậu quả của mã độc với máy chủ và người dùng

Mã độc gây thiệt hại lớn cho cả máy chủ và người dùng, mức độ phụ thuộc vào mục đích của hacker. Nếu nhắm vào máy chủ, chúng có thể làm tê liệt website hoặc triển khai những nội dung sai lệch để đòi tiền chuộc. Không chỉ vậy, trong thời gian tấn công, khách hàng cũng sẽ gặp vấn đề khi truy cập website. Đây là cách thức phổ biến để làm sụt giảm doanh số và đánh mất niềm tin với khách hàng. Bảo mật web không tốt cũng có thể dẫn đến các trách nhiệm pháp lý hoặc bị trừng phạt bởi các công cụ tìm kiếm như Google.

>> THAM KHẢO THÊM: thiet ke website tai hai phong

Khách hàng cũng có thể trở thành mục tiêu của tin tặc. Khi máy chủ lưu giữ những tập lệnh độc hại, mã độc có thể thông qua các URL giả mạo và xâm nhập vào PC của người truy cập. Không chỉ vậy, tin tặc còn có thể gửi phần mềm gián điệp và keylogger đến khách hàng để thu thập thông tin, thậm chí đánh cắp thông tin quan trọng khác của họ như mật khẩu, dữ liệu ngân hàng,… Do đó, chống mã độc cũng là cách để đánh giá sự quan tâm của doanh nghiệp đến khách hàng.

Cách ngăn chặn khi máy chủ đã “dính” mã

Ngay khi nhận thấy website đã bị “dính” mã độc, bạn nên ngay lập tức xóa phần mềm độc hại đó và càng nhanh càng tốt. Thế nhưng để giải quyết triệt để vấn đề, hãy xác định loại mã độc nào đã lây nhiễm vào máy chủ. Nếu không, sẽ chẳng bao lâu nữa bạn sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công khác.

Điều này rất khó khăn, không chỉ đòi hỏi người xử lý phải có kiến thức về HTML, ngôn ngữ lập trình cũng như thời gian và cả sự kiên nhẫn. Lúc này, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia.

Nếu tìm thấy mã độc trên website, hãy thực hiện ngay những bước sau:

  • Hủy kích hoạt trang web cho đến khi sự cố được khắc phục
  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web
  • Thay đổi tất cả các mật khẩu (cho cả người dùng lẫn các quản trị viên). Đồng thời, kiểm tra mọi tài khoản người dùng để tìm ra những tài khoản bất thường và đáng ngờ
  • Cố gắng xác định các nguồn lây nhiễm mã độc
  • Sử dụng các công cụ diệt virus để xóa hết thư rác và mã độc trên website
  • Sử dụng các bản sao lưu website(nếu có). Để phòng ngừa những sự cố như này, bạn nên sao lưu nội dung thường xuyên
  • Cập nhật hoặc cài đặt mới tất cả các gói phần mềm, ứng dụng
  • Thay đổi tất cả mật khẩu

Cách bảo vệ trang web khỏi mã độc

Các dự án web được tin tặc chọn làm mục tiêu thường có các điểm chung: mật khẩu không đủ mạnh và an toàn, ứng dụng lỗi thời, trang web quá khó hiểu, bị quá tải hay máy tính làm việc bị nhiễm virus.

>>> THAM KHẢO THÊM: dịch vụ quảng cáo google tại hải phòng

Để chống mã độc tối ưu cho website, bạn nên sử dụng tất cả các biện pháp sau cho website:

  • Thiết lập trình quét phần mềm độc hại: đảm bảo trang web và máy chủ cũng như các thiết bị luôn được quét qua bởi phần mềm độc hại liên tục
  • Cập nhật phần mềm: cập nhật phần mềm liên tục, bất kể chúng liên quan đến hệ điều hành, hệ thống quản lý nội dung hay máy chủ web.
  • Thiết lập mật khẩu an toàn: mật khẩu cần đủ mạnh và bạn cũng cần chắc chắn không lưu chúng ở bất kỳ đâu trên hệ thống.
  • Thiết kế không gian web dễ hiểu và có hệ thống: một không gian web gọn gàng và có hệ thống sẽ giúp người điều hành có cái nhìn tổng quan và dễ dàng nhận biết các ứng dụng lỗi thời. Những ứng dụng này chính là sơ hở để tin tặc tấn công.
  • Sao lưu website: đây là cách “phòng” tấn công hữu hiệu, rất tiện lợi trong quá trình khôi phục website trong trường hợp bị tấn công.

Chống mã độc là việc làm cần thiết đối với bất cứ website nào nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng.