Gợi ý những nội dung có liên quan
Hiện nay, hầu như mọi trang Web đều có tính năng gợi ý những nội dung, sản phẩm có liên quan cho khách hàng. Tính năng này xuất hiện cả trên các Website cung cấp thông tin, hay Website bán hàng. Ngày nay, có rất nhiều giải pháp cá nhân hóa dữ liệu tuyệt vời. Bạn có thể tạo đề xuất nội dung theo thời gian thực vô cùng dễ dàng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo gợi ý nội dung có liên quan một cách hiệu quả, đảm bảo các nội dung đó đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo từ các trang Web lớn như trang của Ebay, Amazon, Alibaba,…
Người xem khi truy cập Web sẽ quan tâm một nội dung cụ thể nào đó. Với tính năng gợi ý nội dung liên quan, bạn có thể hướng người dùng đến những trải nghiệm tương ứng tiếp theo.
Ví dụ, Nếu trang Web của bạn cung cấp thông tin về du lịch. Người dùng nào đó nhấp xem mục du lịch Đà Lạt. Lúc này, trang Web nên hiển thị thêm hành trình đến Đà Lạt, những Tour, địa điểm du lịch Đà Lạt được yêu thích.
Tăng trải nghiệm khách hàng với thông tin người xem
Nhờ các giải pháp hỗ trợ trực tuyến, chủ sở hữu Web có thể biết được khách truy cập đang xem gì trên trang, đến từ nguồn nào. Ví dụ như người dùng truy cập Web thông qua Click vào Link trên Facebook, một liên kết trong Email, hay từ tìm kiếm tự nhiên,…
Bạn hoàn toàn có thể phản ứng lập tức với nguồn dữ liệu này trong thời gian thực. Sau đó, Web sẽ hiển thị nội dung phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể tùy chỉnh Website cho khách đã từng truy cập, hay mới ghé thăm lần đầu. Chẳng hạn với người xem lần đầu, Web có thể hiển thị thông điệp “Bắt đầu ngay tại đây”, “Làm thế nào để bắt đầu?”,… Website sẽ hiển thị nhiều thông tin chi tiết với người truy cập lại.
Gửi thông điệp dựa trên vị trí khách hàng
Bạn có thể biết được khách hàng đang ở vị trí nào thông qua việc phân tích địa chỉ IP của họ. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa vào đó.
Bạn có thể gửi thông điệp tiếp thị gồm thông tin về vị trí cụ thể để giúp người dùng hiểu rõ các bước tiếp theo của họ. Doanh nghiệp có thể đề xuất với người dùng những cửa hàng của mình có vị trí gần nhất với họ.
Một ví dụ khác, vào tháng 12, Website một cửa hàng thời trang có thể cung cấp gợi ý cho một người dùng đang truy cập tại Hồ Chí Minh một chiếc áo thun mát mẻ. Trong khi đó, nó sẽ hiển thị gợi ý sản phẩm áo ấm cho người dùng tại Hà Nội đang trong mùa đông. Thậm chí, bạn có thể thiết lập để trang Web có thể cung cấp gợi ý chiếc ô, áo khoác nếu khu vực của người dùng đang mưa.
Các trang Web cũng dựa trên thông tin vị trí của bạn để cá nhân hóa đơn vị tiền tệ, hiển thị bảng giá phù hợp và tăng tính các nhân hóa trải nghiệm của khách hàng.
Gửi thông điệp phù hợp tính cách người dùng
Mỗi thương hiệu hướng đến đối tượng mục tiêu khác nhau. Chân dung mỗi phân khúc, nhóm khách hàng mang đặc điểm riêng. Việc nhận biết và ứng xử phù hợp sẽ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm hơn, tăng ấn tượng tốt với doanh nghiệp.
Làm tốt được công việc này sẽ có tác động tích cực đến khả năng chuyển đổi cho doanh nghiệp. Nhiều đơn vị đã tạo bản miêu tả chi tiết về tính cách của khách hàng. Họ phân tích người dùng với tính cách cụ thể, sẽ thích phong cách hành văn, ngôn từ như thế nào,… Từ đó, họ biết những thông điệp, nội dung hiệu quả nhất cho mỗi dạng tính cách.
Với sự kết hợp của các công cụ tự động hóa tiếp thị, công nghệ cá nhân hóa Website, bạn có thể tùy chỉnh nội dung Web cho từng người dùng có dạng tính cách tương ứng. Đồng thời, bạn đưa ra những thông điệp phù hợp nhất cho họ để hướng họ thực hiện hành động doanh nghiệp mong muốn.
Quan tâm đến tài khoản và ngành nghề của người dùng
Bạn hoàn toàn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng với một ngành nghề cụ thể. Nếu khách hàng truy cập Website trong giờ làm việc, bạn có thể dùng địa chỉ IP để biết về công ty, ngành nghề họ đang làm việc.
Việc hiểu được ngành nghề của người dùng rất quan trọng vì có thể giúp bạn xác định nội dung, hình ảnh, sản phẩm mà thương hiệu cung cấp cho họ. Những câu chuyện, thông điệp được truyền tải đến người dùng sẽ hợp lý, liên quan đến họ nhiều hơn.
Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để tương tác với các tài khoản được nhắm mục tiêu cụ thể. Thông qua đó, bạn có thể tạo nội dung Marketing tùy chỉnh cho một công ty mục tiêu. Sau đó, bạn cung cấp nội dung cho người dùng ghé thăm Website thông qua địa chỉ IP của công ty đó.
Ví dụ, Website có thể hiển thị những hình ảnh về bác sĩ, phòng khám cho những người dùng làm việc trong lĩnh vực y tế. Còn những người dùng từ ngành Marketing sẽ được gợi ý các về giải pháp quảng cáo.
Thông điệp mang tính cá nhân hóa đến từng người dùng
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và biến chuyển liên tục. Khách hàng thường chủ động loại bỏ thông tin không cần thiết, chọn thông tin mình muốn tiếp cận. Do đó, bạn cần tạo các thông điệp cá nhân hóa, khác biệt để tăng trải nghiệm khách hàng.
Thông điệp là nơi bạn nhắm đến mục tiêu riêng biệt, cá nhân hóa hoàn toàn. Bạn sẽ tuỳ chỉnh trải nghiệm mỗi người dùng dựa trên lịch sử và mối quan hệ của họ với công ty của bạn, không cần xét đến ngành nghề, sở thích,… của họ.
Điều này giúp khách hàng có thể nhanh chóng hoàn thành các đơn hàng đang còn dang dở. Những công ty có chu trình bán hàng dài hơn có thể chia sẻ thông điệp tích cực, thúc đẩy hành động với khách hàng tiềm năng. Hãy luôn khẳng định với họ thương hiệu bạn là sự lựa chọn đáng tin cậy, an toàn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thế giới kỹ thuật số, doanh nghiệp cần đáp ứng mong muốn của khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng. Trong đó, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trên Website là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua. Nó giúp bạn tạo phong cách riêng, nâng cao uy tín thương hiệu, thúc đẩy doanh thu. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ này cũng cần có các chiến lược, công cụ và kỹ thuật phù hợp. Liên hệ ngay với công ty thiết kế website tại hải phòng để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Liên kết mạng xã hội