Độ uy tín của website là gì?
Với sự bùng nổ của internet, tội phạm mạng cũng có xu hướng phát triển, kéo theo kết quả là hàng loạt những website không an toàn, bảo mật kém ra đời. Để tránh gợi ý cho người dùng truy cập vào những đường link xấu, các công cụ tìm kiếm sẽ dựa trên chỉ số về độ an toàn của trang để đánh giá, xếp hạng chung cho website.
XEM THÊM: cong ty thiet ke website o hai phong
Độ an toàn/ uy tín của trang web (Domain Authority) được đo và xếp hạng trên thang từ 0-100 điểm. Những web được đánh giá an toàn sẽ có nội dung chuyên môn được đầu tư, số lượng truy cập thường xuyên lớn, hoạt động lâu năm, không xuất hiện các liên kết xấu, các tệp tin, dữ liệu không an toàn với người dùng,…
Một số dấu hiệu dễ nhận biết, giúp đánh giá độ tin cậy của trang web:
- Các trang web đảm bảo an toàn sẽ có URL bắt đầu với https://, đây là các trang đạt chứng chỉ SSL, xác minh độ tin cậy; Các trang có https:// màu đỏ thường là trang có SSL hết hạn hoặc được cung cấp từ những nguồn không uy tín.
- Tên miền phổ biến và quen thuộc .com; .vn; .net thường sẽ an toàn hơn các URL có đuôi lạ, tuy nhiên, bạn không thể chỉ dựa vào mỗi chi tiết này để đánh giá về trang;
- Những trang web không đáng tin cậy và kém an toàn không được chú trọng nhiều về nội dung, thông tin đăng tải khá cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều,…
- Các web lừa đảo thường sẽ xuất hiện cảnh báo, đe dọa hoặc các chương trình trúng thưởng với giá trị quá cao ngay khi bạn truy cập trang, mục đích là để đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc khiến bạn truy cập vào những web không an toàn, chứa mã độc,…
Vai trò của độ uy tín với SEO website
Nhiệm vụ của SEO website là gia tăng thứ hạng của website ở trang hiển thị kết quả tìm kiếm từ khóa của Google và một số công cụ search phổ biến khác. Độ uy tín là một trong những tiêu chí quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm đánh giá và xếp hạng website.
Những trang có uy tín cao sẽ có thứ hạng cao hơn. Ngược lại, những trang bị đánh giá là thiếu an toàn, đem đến trái nghiệm không tốt cho người dùng, xuất hiện dấu hiệu lừa đảo, đánh cắp thông tin,… sẽ bị đẩy dần xuống cuối kết quả tìm kiếm.
Các công cụ kiểm tra độ uy tín của website
1. URL Void
URL Void cung cấp cho người dùng hơn 30 công cụ khác nhau để tiến hành quét địa chỉ website và kiểm tra độ an toàn của chúng. Cách sử dụng URL Void khá đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào website này, copy và dán địa chỉ web vào ô cần kiểm tra. Kích vào Scan now để bắt đầu quá trình tự động quét và hiển thị kết quả.
Sau khi kết quả hiển thị, bạn có thể nhấn vào More Details để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các yếu tố gây nguy hiểm, làm giảm độ an toàn của trang. Trong trường hợp đây là website của bạn, những thông tin cụ thể này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp
2. Sucuri
Sucuri là công cụ quét và kiểm tra độ an toàn nổi tiếng trên thế giới. Từ khi được GoDaddy mua lại, công cụ này càng được đầu tư, phát triển và có khả năng kiểm tra độ bảo mật và uy tín của trang trong thời gian ngắn với độ chính xác cao.
Sucuri tiến hành kiểm tra và hiển thị kết quả theo từng hạng mục chi tiết. Bạn có thể kiểm tra cả malware và các lỗ hổng bảo mật hoàn toàn miễn phí. Quy trình quét trang của Sucuri bao gồm việc check toàn website, link url của từng bài viết và các file, tệp dữ liệu trên trang.
XEM THÊM: công ty thiết kế website ở hải phòng
3. UnMask Parasites
Tương tự như URL Void, UnMask Parasites cũng có giao diện và cách sử dụng thân thiện với người dùng. Tất cả những gì bạn cần làm là nhập địa chỉ website và kích vào mục “check” để kiểm tra độ uy tín của website.
UnMask Parasites sẽ tiến hành quét và hiển thị các mối nguy hiểm trên trang như đường link rác, những mã lệnh khả nghi, đường link dẫn đến một trang nguy hiểm hoặc có uy tín thấp. Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, UnMask Parasites sẽ hiển thị kết quả đánh giá tổng quát về tính an toàn của từng trang, đi kèm bên dưới là thông tin chi tiết về các yếu tố gây mất an toàn. Với những trang hiển thị “suspicious”, độ an toàn không được đảm bảo nên bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi truy cập.
4. PhishTank
Phishing là dạng thức lừa đảo trên mạng, hướng đến những đối tượng người dùng internet có tâm lý chủ quan, cung cấp thông tin cho website không an toàn. Với những trang bị Phishing, người dùng rất có thể bị đánh cắp các thông tin về email, các loại tài khoản và mật khẩu, thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.
PhishTank được thiết kế để hướng đến việc kiểm tra website có nguy cơ bị Phishing hay không, giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn khi truy cập. Ngoài ra, PhishTank cũng lưu trữ thông tin về những trường hợp phát hiện Phishing, như vậy những người dùng tiếp theo có thể được cảnh báo kịp thời.
5. Dr.Web Anti-Virus Link Checker
Dr.Web Anti-Virus Link Checker không phải là công cụ được cung cấp qua website độc lập mà là phần mở rộng cho các trình duyệt web. Bạn có thể sử dụng phần mở rộng này cho những trình duyệt web phổ biến hiện nay như FireFox, Chrome, Safari, Opera,…và Thunderbird – trình quản lý video.
Dr.Web Anti-Virus Link Checker có khả năng quét sâu, phát hiện được cả những file không an toàn xuất hiện trên trang. Cùng với đó, phần mở rộng này cũng có thể kiểm tra được các đường link trên mạng xã hội. Hiện nay, các công cụ và tính năng của Dr.Web Anti-Virus Link Checker vẫn được cập nhật và nâng cấp giúp việc kiểm tra nhanh chóng, chính xác hơn.
6. UnShorten.it
Việc rút gọn link thường được sử dụng để giúp đường link trông gọn gàng, thuận tiện cho việc chia sẻ, sao chép và truy cập đường link thông qua nhiều thiết bị khác nhau. Vậy nhưng, không ít trường hợp, người rút gọn link thực hiện công việc này nhằm che dấu đích đến thực sự là các trang web không an toàn.
UnShorten.it sẽ giúp bạn tìm ra địa chỉ gốc và check độ an toàn, bảo mật của trang đối với người dùng. Bạn có thể lựa chọn truy cập vào web của UnShorten.it hoặc cài đặt phần mở rộng trên trình duyệt để tiến hành kiểm tra đường link tự động.
7. VirusTotal
VirusTotal nổi tiếng là một công cụ kiểm tra độ uy tín của website hỗ trợ upload và quét virus online cho các file, dữ liệu được đăng tải trên website. Không chỉ vậy, VirusTotal cũng được sử dụng để phân tích tính an toàn và cung cấp báo cáo chi tiết cho người sử dụng về trang web. Cơ sở dữ liệu của VirusTotal được cập nhật liên tục, đảm bảo cung cấp kết quả và cảnh báo chính xác cho người dùng về mức độ an toàn của trang
8. Scamadviser.com
Scamadviser sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ các thông tin, dữ liệu cơ bản của website như tên miền, địa chỉ IP, máy chú, độ uy tín, độ tuổi của website,… những thông tin này sẽ cho bạn nhiều dữ liệu để đánh giá về mức độ an toàn của trang. Ví dụ những trang web chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn, tên miền có dấu hiệu không an toàn,… đều không nên truy cập.
Với các công cụ đơn giản công ty HIG kể trên, bạn có thể dễ dàng kiểm tra độ uy tín của website (độ an toàn của website) khi có dự định truy cập hoặc tìm ra giải pháp phù hợp để giúp trang của mình trở nên an toàn, uy tín hơn.
Liên kết mạng xã hội