7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã tạo ra Marketing 4P vào những năm 1960.
Thuật ngữ này sau đó đã được mở rộng thành marketing 7P & được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều trường học kinh tế đã dạy khái niệm này trong các lớp marketing cơ bản.
Mô hình 7P trong marketing được phát triển từ 4P này và được định nghĩa như sau:
#1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là một mặt hàng được xây dựng hay sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định.
Sản phẩm trong marketing 7P có thể vô hình hoặc hữu hình vì nó có thể ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.
Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn thiết kế và sản xuất ra phải đáp ứng đúng nhu cầu và đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà bạn hướng tới.
Vì vậy, trong giai đoạn phát triển sản phẩm, marketers phải thực hiện hàng loạt các nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm (product life cycle) mà họ đang tạo ra.
Một sản phẩm có vòng đời nhất định gồm 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
2. Giai đoạn tăng trưởng (growth)
3. Giai đoạn trưởng thành (maturity)
4. Giai đoạn thoái trào (decline)
Điều quan trọng là bạn phải tìm cách cải tiến sản phẩm để kích thích thêm nhu cầu khi nó đạt đến thời gian thuộc giai đoạn thoái trào.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải tạo ra các sản phẩm có sự kết hợp. Bạn có thể mở rộng sản phẩm hiện tại bằng cách đa dạng hóa & hoặc tăng độ sâu của dòng sản phẩm.
Nói chung, các nhà tiếp thị phải tự đặt ra câu hỏi nên làm trong product mix là gì để cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Product mix là gì?
Product mix là cơ cấu sản phẩm, phối thức sản phẩm hay hệ sản phẩm. Khái niệm này được hiểu là tỷ trọng các sản phẩm mà một doanh nghiệp bán ra, doanh nghiệp có thể quyết định cung ứng một loạt sản phẩm tương tự nhau để lôi cuốn người mua trong chiến lược phân đoạn thị trường.
Để phát triển sản phẩm phù hợp bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng muốn gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm?
- Họ sẽ sử dụng nó như thế nào?
- Khách hàng sẽ sử dụng nó ở đâu?
- Những tính năng nào sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng?
- Có bất kỳ tính năng cần thiết nào mà bạn đã bỏ lỡ?
- Bạn có đang tạo ra các tính năng mà khách hàng không cần?
- Tên sản phẩm là gì? Nó có hấp dẫn không?
- Kích cỡ và màu sắc sản phẩm có thu hút?
- Sản phẩm bạn khác với các sản phẩm của đối thủ như thế nào?
- Vẻ ngoài (bao bì) sản phẩm có bắt mắt không?
Bạn đã từng nghe nói đến: UX trong Marketing – Yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp! Để có góc nhìn sâu hơn về Marketing cũng như UX, còn chần chờ gì mà không click ngay nhỉ.
#2. Price (Giá cả)
Price – Giá của sản phẩm về cơ bản là số tiền mà khách hàng phải trả để sử dụng nó.
Giá sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên định nghĩa Marketing Mix.
Giá cả trong mô hình marketing 7p cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược marketing vì nó quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của công ty bạn.
Điều chỉnh giá bán sản phẩm sẽ tác động lớn đến toàn bộ chiến lược marketing. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng lớn đến doanh số và nhu cầu của sản phẩm.
Nếu công ty mới tham gia thị trường và chưa tạo được tên tuổi cho mình thì khách hàng mục tiêu của bạn sẽ không sẵn sàng trả giá cao. Mặc dù trong tương lai có thể họ sẽ sẵn sàng trả một số tiền lớn, nhưng sẽ rất khó khăn để làm điều đó ở giai đoạn khởi nghiệp.
Chính sách về giá cả luôn giúp định hình nhận thức về sản phẩm của bạn trong mắt người tiêu dùng.
- Luôn nhớ rằng giá thấp thường có nghĩa là sản phẩm chất lượng kém hơn khi họ so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh.
- Tuy nhiên nếu giá quá cao sẽ khiến chi phí vượt xa lợi ích trong mắt khách hàng. Và do đó họ sẽ coi trọng tiền của họ hơn sản phẩm của bạn.
=> Hãy cân nhắc kiểm tra giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra giá cả phù hợp.
Khi đặt giá cho sản phẩm các marketers nên xem xét giá trị cảm nhận mà sản phẩm cung cấp. Có 3 chiến lược về giá chính là:
Market skimming là gì?
Market-Skimming là chiến lược giá hớt ván: Định một mức giá sản phẩm thật cao khi tung ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa.
- Giá thâm nhập thị trường (Market Penetration Price)
- Thị trường trượt giá (Skimming price)
- Giá trung tính
Dưới đây là một số câu hỏi về price trong marketing 7p là gì mà bạn nên tự hỏi khi đặt giá cho các sản phẩm:
- Bạn đã tốn bao nhiêu tiền để sản xuất sản phẩm?
- Theo ý kiến khách hàng, sản phẩm đáng giá bao nhiêu?
- Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá nhẹ có thể làm tăng đáng kể thị phần của bạn?
- Giá hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp giá của đối thủ cạnh tranh không?
#3. Place (Địa điểm)
Place là Địa điểm hay kênh phân phối – một phần quan trọng của định nghĩa Marketing Mix.
Bạn phải định vị và phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu tiềm năng. Điều này thường đòi hỏi vốn hiểu biết sâu sắc về thị trường.
Từ đó, bạn sẽ tìm được các kênh phân phối mà chúng có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.
Có nhiều chiến lược phân phối bao gồm:
- Phân phối chuyên sâu
- Phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Nhượng quyền
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn nên trả lời trong việc phát triển chiến lược phân phối của mình:
- Khách hàng tìm thấy dịch vụ hoặc sản phẩm ở đâu?
- Những loại cửa hàng nào khách hàng tiềm năng thường đi đến? Họ mua sắm trong một trung tâm, một cửa hàng thông thường, trong siêu thị, hay online?
- Làm thế nào để bạn truy cập các kênh phân phối khác nhau?
- Chiến lược marketing phân phối của bạn khác với đối thủ như thế nào?
- Bạn có cần một lực lượng bán hàng hùng hậu?
- Bạn có cần tham dự hội chợ thương mại?
- Hay bạn có nên xây dựng kênh bán hàng online?
#4. Promotion (Quảng bá)
Quảng bá – Promotion là một thành phần rất quan trọng của marketing vì nó có thể nâng cao độ nhận diện thương hiệu và bán hàng.
Quảng bá trong 7P bao gồm các yếu tố khác nhau như:
- Tổ chức về bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo, khuyến mãi
- Xúc tiến bán hàng
- …
Quảng cáo thường bao gồm các phương thức truyền thông được trả tiền như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên radio, print media hay quảng cáo trên internet nhằm đem lại một lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết các nguồn lực marketing đều tập trung vào quảng cáo trực tuyến.
Quan hệ công chúng (Public Relation) là giao tiếp với khách hàng và thường không được trả tiền. Nó bao gồm thông cáo báo chí, triễn lãm, thỏa thuận tài trợ, hội thảo, hội nghị và sự kiện.
Marketing truyền miệng (word of mouth) cũng là một loại hình quảng cáo sản phẩm. Truyền miệng là một cách truyền đạt về lợi ích sản phẩm thông qua sự hài lòng của các khách hàng và các cá nhân. Nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng trong public relation và truyền miệng.
Việc truyền miệng có thể xảy ra thông qua internet.
Để tạo được chiến lược quảng bá sản phẩm hiệu quả bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Làm thế nào bạn có thể gửi thông điệp marketing cho các khách hàng tiềm năng của bạn?
- Khi nào là thời điểm tốt nhất để quảng bá sản phẩm?
- Bạn sẽ tiếp cận đối tượng tiềm năng và người mua của bạn thông qua quảng cáo truyền hình chứ?
- Có tốt hay không nếu sử dụng các social media trong việc quảng bá sản phẩm?
- Chiến lược quảng bá của đối thủ là gì?
Sự kết hợp giữa các chiến lược quảng bá và cách bạn tiến hành quảng cáo sẽ phụ thuộc vào ngân sách của bạn, thông điệp bạn muốn truyền đạt và thị trường mục tiêu của bạn.
#5. People (Con người)
Con người – People bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.
Đối với yếu tố con người (people), nghiên cứu kĩ lưỡng là điều rất quan trọng để khám phá liệu có đủ số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn đang có nhu cầu cho một số loại sản phẩm & dịch vụ nhất định hay không.
Nhân viên của công ty rất quan trọng trong việc marketing. Họ là những người cung cấp dịch vụ.
Điều quan trọng và bạn phải tuyển dụng và đào tạo đúng người dù đó là người thuộc bộ phận hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter, lập trình viên,… Nhân viên được tuyển dụng và đào tạo tốt sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tìm thấy những khách hàng thực sự tin tưởng vào các sản phẩm, khả năng cao là các nhân viên của bạn đã thực hiện công việc tốt nhất có thể.
Ngoài ra, những nhân viên tốt, cởi mở sẽ phản hồi trung thực về doanh nghiệp và đưa ra những suy nghĩ về đam mê của riêng họ. Từ đó họ cũng góp phần mở rộng và phát triển doanh nghiệp.
Đây là một bí mật, lợi ích của việc cạnh tranh nội bộ trong một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường.
#6. Process (Quy trình)
Process – Quy trình trong marketing 7P là một trong những yếu tố quan trọng của marketing. Hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ.
Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một quy trình phù hợp để giảm thiểu chi phí.
Giảm thiểu ở đây có thể là toàn bộ kênh bán hàng của bạn, hệ thống thanh toán, hệ thông phân phối và các quy trình, bước có vai trò trong việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả.
Tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể đến sau để giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
#7. Physical Evidence
Vì đặc thù của nhóm ngành dịch vụ là sự trừu tượng doanh nghiệp cần có các bằng chứng “hữu hình” để khách hàng dễ hình dung về dịch vụ đã cung cấp.
Ngoài ra physical evidence trong 7p marketing cũng liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.
Nó là bằng chứng vật lý về sự hiện diện và thành lập của một doanh nghiệp. Một khái niệm về điều này là việc xây dựng thương hiệu.
Ví dụ: khi bạn nghĩ về thức ăn nhanh thì bạn sẽ nghĩ đến McDonalds. Khi bạn nghĩ về thể thao, cái tên Nike và Adidas xuất hiện trong đầu.
Bạn ngay lập tức biết chính xác sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường vì đây là người dẫn đầu thị trường và đã thiết lập một bằng chứng vật lý cũng như bằng chứng tâm lý trong marketing của họ.
Họ đã thao túng nhận thức người tiêu dùng tốt đến mức các thương hiệu của họ xuất hiện đầu tiên khi một cá nhân được yêu cầu đọc tên một thương hiệu trong lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp của họ.
>> XEM THÊM: Những sai lầm trong marketing trong mạng xã hội
Liên kết mạng xã hội