Dưới đây là 4 giai đoạn để tạo nên một chiến lược xây dựng và phát triển fanpage thành công.
Giai đoạn 1: Tập trung tăng lượng Fan cho Page:
Trong giai đoạn này chúng ta có thể hiểu chính là giai đoạn xây dựng cộng đồng đông đảo. Giai đoạn này, việc tiên quyết là xây dựng cộng đồng càng nhiều càng tốt cho Fan Page, không cần đúng đối tượng yêu cầu, và cũng không quan trọng cách thức. Khi tương tác với Page, một phần bạn bè của những thành viên này sẽ thấy, và lúc đó, nếu sản phẩm tốt, họ sẽ tự động LIKE fan page thông qua viral.
- Chỉ số đánh giá trong giai đoạn này: Chỉ số “LIKE” càng nhiều càng tốt, không cần phải 100% đúng đối tượng. Một page có thể 70% fan không đúng đối tượng nhưng tương tác mạnh thì tốt hơn 1 page 100% fan đúng đối tượng nhưng không có tương tác. Thực tế thì ai cũng có thể làm được giai đoạn 1, nhưng phải nghiên cứu, xây dựng cộng đồng khá lâu. Bạn cần thời gian để tự xây dựng cộng đồng cho riêng mình. Khi đạt được con số Like yêu cầu, tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.
- Mục tiêu của giai đoạn này bạn nên tập trung phát triển trong khoảng từ 10 – 50 ngày phát triển một cộng đồng từ 30.000 fans – 100.000 fans (đối với người mới có thể mất đến vài tháng để thực hành đi thực hành lại, xây dựng và phát triển cộng đồng) nhưng khi bạn đã sở hữu cộng đồng thì bạn hoàn toàn có thể tăng 100.000 fans dưới 50 ngày.
Giai đoạn 2: Tăng mức độ tương tác giữa các Fan với Page:
Trong giai đoạn này bạn phải liên tục duy trì và đưa ra các nội dung chất lượng nhằm tăng mức độ tương tác (like, share, comment…) với fanpage của bạn - Ngày nay facebook ngày càng giới hạn khả năng truy cập và hiển thị trên trang chủ (nhằm thu hút các chương trình quảng cáo facebook ads), nên thành viên sẽ chỉ thường xuyên vào fanpage khi trạng thái cập nhật của trang xuất hiện trên hệ thống tin tức mới nhất.
Ví dụ: Khi fanpage của bạn lên đến 30.000 Fan, nhưng đưa một nội dung lên thì chỉ một lượng rất nhỏ, thậm chí có lúc chỉ 200 - 1000 người thấy được trên trang chính của họ. Đó là bởi thuật toán Edge Rank của Facebook - cho điểm xếp hạng tùy thuộc vào sức ảnh hưởng và mức độ tương tác. Thực tế, theo thống kê, chỉ 20% lượng Fan nhận được các cập nhật mới nhất từ fanpage mỗi ngày và ngay cả tại thời điểm cao nhất cũng chỉ là 1/3. Với một fanpage cỡ 30.000 thành viên, thậm chí có những thời điểm chỉ có dưới 300 người nhận được thông tin từ trang. Ban quản trị của trang (Admin) sẽ khá đau đầu với tiến hành chiến lược quảng cáo nếu không nắm được luật của ‘cuộc chiến’ fanpage này, điều này giải thích tại sao có rất nhiều trang fanpage lập ra và “sập”, đó là chuyện thường ngày vẫn xảy ra. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Để bạn dễ dàng hiểu được chiến lược này, mời bạn đọc một ví dụ sau: Giả sử vào một ngày đẹp trời nào đó bạn đến uống cafe ở một quán nào đó, sau lần uống đầu tiên bạn ra về, nếu như quán cafe đó không có chính sách, chiến lược để lôi kéo khách hàng quay lại thì khi bạn ra mắt một sản phẩm mới, thực hiện một chiến dịch mới thì liệu họ có biết không? Chắc chắn là không! Ngược lại sau lần uống đầu tiên của khách bạn thu thập thông tin của khách hàng một cách khéo léo hoặc bạn có những chính sách tốt hơn cho những khách hàng đó, thậm chí chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ là được rồi, khi đó khách hàng sẽ thường xuyên đến với quán cafe của bạn. Vậy sau một khoảng thời gian bạn ra mắt một sản phẩm mới thì liệu rằng họ có biết rằng, tất nhiên là biết và thậm chí họ có thể ủng họ bạn. Đây cũng là một hình thức quảng cáo lặp trong rất nhiều các hình thức quảng cáo hiệu quả khác. Tại sao lại lấy ví dụ này, nó có điểm gì liên quan đến chiến lược phát triển fanpage. Thực tế nó rất giống nhau, chính vì nhiều người không phát hiện ra vấn đề này và những quan điểm sai lầm và dẫn đến thất bại. Đối với fanpage khi bạn thường xuyên cung cấp những nội dung mang tính tương tác cao, nội dung cộng đồng thì sẽ có rất nhiều người thường xuyên tương tác với fanpage của bạn (tức là tỷ lệ người nhận được thông tin từ fanpage của bạn sẽ rất cao con số này sẽ không dừng lại ở mức 20% như đã phân tích ở trên chỉ số này có thể lên đến 85%) khi đó bạn đưa sản phẩm dịch vụ vào sẽ có rất nhiều người biết đến những sản phẩm dịch vụ của bạn. Hiện nay có một vài công ty họ bỏ tiền ra mua fan (tức thuê dịch vụ tăng fan), và họ thường nghĩ đơn giản là ở giai đoạn 1, họ bỏ tiền ra mua 1 lượng fan, chạy xong page để đó, và họ nghĩ rằng thỉnh thoảng đưa nội dung sản phẩm lên, là người dùng quan tâm đến ầm ầm. Điều này vô cùng sai lầm, vì duy trì và phát triển 1 Fanpage là cả 1 chặng đường rất dài, đòi hỏi phải có người phụ trách chính am hiểu về cách thức quản trị fanpage. Thực tế là họ chưa hiểu quy trình 4 bước trong chiến lược phát triển fanpage thành công.
– Chỉ số đánh giá: Chỉ số “Taking about this – số người nói về chủ đề này”, chỉ số “Reach”
– Chỉ số liên hệ” và chỉ số “Edge Rank” các chỉ số này bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể ở phần sau. Các chỉ số này càng cao càng tốt.
Giai đoạn 3: Các Fan quan tâm sâu hơn với nội dung trên Page:
Với giai đoạn 2 thành công bạn chuyển luôn sang giai đoạn 3, khi đã có nhiều fan tương tác với page của bạn, giai đoạn này bạn nên đưa sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu của bạn vào fanpage nhưng bạn nên lưu ý bạn không nên đưa ồ ạt vào page, như vậy chiến lược của bạn sẽ thất bại ngay lập tức thậm chí phản tác dụng. Ban đầu bạn nên đưa theo tỷ lệ 90/10 tức trong 10 nội dung đưa lên cứ 9 nội dung giải trí bạn nên đưa 1 nội dung marketing sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của bạn, bạn nên nhớ marketing (gợi ý khách hàng và điều hướng) chứ không phải bán hàng trực tiếp. Đồng thời bạn sử dụng hiệu quả công cụ facebook insights (phần này sẽ được hướng dẫn cụ thể ở chương sau) và quan sát mức độ hướng ứng cũng như phản hồi của khách hàng và điều chỉnh chiến lược, đưa ra những cách thức marketing phù hợp. Khi lượng khách hàng tiềm năng tương tác khá nhiều thì bạn có thể chuyển sang tỷ lệ 80/20 tức trong 10 nội dung đưa lên cứ 8 nội dung giải trí bạn nên đưa 2 nội dung marketing sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu của bạn. Nên nhớ không nên quảng cáo quá nhiều sẽ gây phản cảm và họ sẽ unlike fanpage của bạn, làm giảm lượng fan, điều này đi ngược với chiến lược đề ra.
Trong giai đoạn này cũng giống như quá trình chúng ta làm seeding, chúng ta cần tạo ra các kịch bản tạo ra những hiệu ứng, bán tán xôn xao, và dần dần xây dựng một cộng đồng các khách hàng quan tâm sâu sơn đến sản phẩm dịch vụ của chúng ta. Bạn lưu ý trong giai đoạn này bạn cần tập trung nhiều thời gian để quản trị và làm chủ fanpage, bởi khi cộng đồng lớn cũng là lúc rất nhiều đối thủ sẽ nhòm ngó và tạo ra những hiệu ứng không tốt về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ngoài ra bạn có thể tổ chức các sự kiện, thực hiện các cuộc thi, thiết kế apps, mục tiêu chính là gửi được thông điệp cần chuyển tải đến với cộng đồng những khách hàng tiềm năng.
- Chỉ số đánh giá: Đo lường các chỉ số, phân tích đối tượng Fan, đo lường nội dung, đưa nội dung phù hợp Kết thúc giai đoạn này, cộng đồng có thể nhận ra được, đằng sau Page là thương hiệu nào, sản phẩm/dịch vụ ra sao, mang lại giá trị gì cho khách hàng, thông điệp chuyển tải ra sao, tăng cường khả năng nhận diện và độ phủ thương hiệu.
Giai đoạn 4: Tăng tỷ lệ mua hàng và xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành:
Để làm tốt giai đoạn này bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều việc. Bạn cần xây dựng một hệ thống các website bán hàng dạng landing page và một kế hoạch cho quá trình triển khai chiến dịch như: Các chính sách ưu đãi, các chính sách cho khách hàng VIP, các chính sách cho những khách hàng mua hàng sớm, các chính sách cho những khách hàng lan truyền giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn…Bên cạnh đó bạn cũng cần phải học cách thức marketing trên facebook một cách hiệu quả đã được chứng minh là thành công từ các chuyên gia, thời điểm marketing thích hợp (bạn sẽ được học tất cả những điều này ở phần tiếp theo).
Xây dựng hệ thống các trang squeezepage nhằm thu thập database khách hàng. Đây có thể nói là tài sản khá lớn của công ty, bởi khi bạn đã có khách hàng tiềm năng trong tay, bạn có thể dễ dàng biết được họ đang cần gì và làm thế nào bạn có thể đáp ứng những nhu cầu của họ, bạn cũng có thể chăm sóc họ một cách tốt hơn. Khi đã xây dựng được một cộng đồng khách hàng lớn, chăm sóc khách hàng tốt, thì bạn sẽ có một cộng đồng khách hàng trung thành. Đây sẽ là những người mang lại giá trị cao nhất khi làm truyền thông trên mạng xã hội, họ bảo vệ sản phẩm của bạn, họ nói tốt về nó, viral cho những người khác, giới thiệu các khách hàng khác và họ cũng chính là khách hàng của doanh nghiệp bạn. Đây cũng là cách để giảm tối thiểu chi phí marketing giúp công ty duy trì và phát triển.
Chỉ số đo lường trong giai đoạn này chính là số lượng database mà bạn thu thập được, số lượng khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, số lượng khách hàng comment nói tốt về doanh nghiệp của bạn, số lượng người giới thiệu sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn, và số lượng người tái tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ
Liên kết mạng xã hội