Bước 1. Đặt mục tiêu SMART
Việc đầu tiên của chiến lược viết Content Marketing là cần phải đặt mục tiêu SMART hội đủ 5 yếu tố:
- S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
- M- Measurable: Đo lường được
- A – Attainable: Có thể đạt được
- R – Relevant: Thực tế
- T – Time-bound: Thời gian hoàn thành
Các mục tiêu này cần phải cụ thể cho doanh nghiệp của bạn – chúng cũng có thể sẽ bổ sung cho các mục tiêu tiếp thị và mục tiêu lớn hơn của doanh nghiệp.
Các mục tiêu Marketing Content của bạn có thể là:
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Tăng doanh thu
- Tăng chuyển đổi
- Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
- Tăng mức độ tương tác của khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ và niềm tin với các khách hàng tiềm năng và những người có thể sẽ trở thành khách hàng trong tương lai
- Thu hút các đối tác chiến lược
Bổ sung thêm các chỉ số và thời gian đạt được để ra được mục tiêu SMART, ví dụ như: Tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lead sang khách mua hàng thêm 2% trước tháng 12 năm nay.
Bước 2. Xác định KPIs
Tiếp theo, đặt ra chỉ số hiệu suất (Key Performance indicators – KPI) cho các mục tiêu SMART của bạn.
KPI là các điểm dữ liệu có thể định lượng được mà bạn có thể sử dụng để đo lường hiệu suất thực tế so với mục tiêu của mình.
Lập KPI để có thể theo dõi sát sao các kết quả thu về từ chiến lược Content Marketing
Nhận thức thương hiệu:
- Lưu lượng truy cập trang web
- Số lượt theo dõi trên mạng xã hội
- Số lượt đăng ký
- Số lượt đề cập (bởi khách hàng và đối tác)
Doanh số:
- Đoanh số hàng ngày
- Lưu lượng truy cập trang web
Chuyển đổi:
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Tỷ lệ bỏ hàng vào giỏ hàng
- Xu hướng giá cạnh tranh
Trung thành với thương hiệu (Brand loyalty):
- Khách hàng quay lại
- Người quảng bá
- Số lượt đánh giá sản phẩm
- Số lượt giới thiệu sản phẩm
Tương tác khách hàng:
- Like
- Chia sẻ
- Theo dõi
- Đề cập
- Backlink
Các đối tác chiến lược:
- Số lượng đối tác mới
- Đề cập
- Backlink
Bước 3. Quyết định loại hình của nội dung
Tiếp theo, hãy chọn loại nội dung mà bạn sẽ dự định tạo ra. Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng việc suy nghĩ về đối tượng mục tiêu và tính cách người mua mà bạn đang hướng tới.
Hãy trả lời các câu hỏi sau về đối tượng mục tiêu của bạn để giúp bạn thu hẹp các loại nội dung phù hợp với họ:
- Họ cần gì ở bạn?
- Họ đang tìm cách giải quyết những khó khăn nào?
- Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Bạn làm thế nào để giúp họ giải quyết vấn đề của mình?
- Họ thường dành thời gian ở đâu?
Sau đó hãy xem xét lại các loại Content Marketing mà chúng tôi đã đề cập ở mục trước để quyết định loại nội dung mà bạn sẽ tạo.
Bước 4. Chọn các kênh nội dung của bạn
Khi bạn đã quyết định được loại nội dung mà bạn sẽ tiếp thị, đã đến lúc chọn các kênh để làm được điều đó. Bạn sẽ chia sẻ nội dung của mình ở đâu? Nội dung của bạn sẽ tồn tại ở đâu và được chia sẻ từ đâu?
Đối với một số loại nội dung, sẽ có những kênh bạn chắc chắn sẽ phải làm việc trên đó. Ví dụ như nếu bạn đang tạo nội dung trên Facebook, kênh của bạn sẽ là nền tảng mạng xã hội Social Media. Vậy nên chú ý đến làm sao để content Facebook hay, thú vị để thu hút người dùng Facebook.
Bước 5. Hoạch định ngân sách
Bây giờ, hãy đặt ngân sách cho chiến dịch của bạn. Hãy nghĩ về loại hình nội dung mà bạn đang tạo và kênh mà bạn đang tiếp thị nội dung trên đó.
Sau đó, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau để xác định ngân sách:
- Bạn có cần mua bất cứ phần mềm hoặc công nghệ nào để tạo nội dung không? (chẳng hạn như phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Photoshop, đăng ký Canva, mua máy ảnh để chụp ảnh và quay video chất lượng cao v.v…)
- Bạn có cần thuê bất kỳ Content Marketer hay người thiết kế (như designer, nhà văn, biên tập, designer,…) nào không?
- Bạn có cần trả tiền cho quảng cáo ngoài trời nào không?
- Bạn có cần quyền truy cập vào các công cụ hoặc nguồn tài liệu cụ thể nâng cao hoặc đo lường loại nội dung cụ thể của mình không?
Hãy ghi lại những câu trả lời có ảnh hưởng đến ngân sách của bạn, cho dù đó là tăng hay giảm ngân sách so với những gì bạn có thể đã ước tính trước đó.
Bước 6. Viết và phân phối Content
Viết và phân phối Content của bạn để người xem có thể tiếp cận và có thể chuyển đổi.
Để đảm bảo bạn luôn sản xuất nội dung và chia sẻ nội dung đó với các khách hàng sẵn có và các khách hàng tiềm năng, hãy sử dụng lịch social media hoặc lịch biên tập nội dung.
Điều này sẽ giúp team của bạn cập nhật tất các các nội dung đang được tạo cũng như cho phép bạn có thể lên lịch đăng bài trước.
Nếu bạn không chuyên về các mảng content này thì bạn có thể tham khảo Dịch vụ viết bài chuẩn SEO bên ngoài để tiết kiệm thời gian hơn nhé!
Bước 7. Phân tích và đo lường kết quả
Bước cuối cùng của viết Content là gì? Đó chính là phân tích và đo lường kết quả của bạn để bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào, nhằm nâng cao nỗ lực tiếp thị nội dung của mình và tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
Với Marketing Content hiệu quả, bạn có thể tiếp cận đến đối tượng mục tiêu của mình và tăng chuyển đối. Có nhiều cách làm Content Marketing để tăng doanh thu, nâng cao nhận thức và sự công nhận với thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng sẵn có của bạn. Đừng quên khai thác nhiều giá trị hơn từ mỗi phần nội dung mà bạn tạo ra vì nó giúp ích rất nhiều cho chiến dịch Marketing Online của bạn.
>>> XEM THÊM:
Liên kết mạng xã hội