Google Index là gì
Là một hệ thống thông tin được sắp xếp, phân loại theo một quy luật nhất định nhằm mục đích hỗ trợ cho việc người dùng tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả, nhanh chóng hơn. Như vậy, Google Index có thể hiểu là một tập hợp cơ sở dữ liệu lớn, được sắp xếp thành những chỉ mục trên hệ thống máy chủ Google thông qua việc sử dụng hàng loạt các thuật toán.
Lý giải một cách đơn giản hơn về Google Index. Đó là quá trình Google sắp xếp, phân loại dữ liệu website thu thập được (Crawl), qua đó đánh giá các thứ hạng website và trả về kết quả tìm kiếm tối ưu nhất cho người dùng. Chỉ mục của Google tương tự như những chỉ mục trong thư viện, nó liệt kê thông tin về tất cả các đầu sách mà thư viện có sẵn. Tuy nhiên, thay vì sách, chỉ mục của Google liệt kê tất cả những website mà Google biết.
Cách mà Google Index URL
Trước hết, bạn phải nắm rõ được Google sẽ lấy thông tin website (Crawl) của bạn từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Chính website của bạn
- Quy trình quét nội dung
- Nội dung về website do người dùng gửi đến
- Cơ sở dữ liệu công khai trên hệ thống Internet và từ nhiều nguồn khác
Sau đó, quá trình Index URL sẽ được tiến hành với 3 bước như sau:
- Thu thập dữ liệu: Khi phát hiện một URL mới, Google sẽ truy cập vào URL đó, và thu thập thông tin, nội dung URL đó và trang web.
- Lập chỉ mục: Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung trên website, lưu lại các video và hình ảnh có trên trang vào một thư viện tại máy chủ. Ngoài ra, Google cũng sẽ tìm hiểu về nội dung của trang đó theo những cách khác. Tất cả mọi thông tin có được sẽ lưu trữ vào hệ thống dữ liệu khổng lồ của máy chủ Google và tạo thành các chỉ mục, phân loại,sắp xếp thông tin hợp lý.
- Phân phát: Khi người dùng truy vấn tìm kiếm trên Google, Google sẽ cố gắng lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất từ những chỉ mục đã được lập và gợi ý tốt nhất cho người dùng.
Hướng dẫn kiểm tra index trên website
Cách 1: Nhập URL cần kiểm tra lên Google Search Console
Bạn tiến hành cài đặt công cụ Google Search Console (hay còn gọi là Google Webmaster.
Cách 2: Dùng SEOquake
SEOquake đang là một plugin SEO hoàn toàn miễn phí, được tích hợp trên các trình duyệt như Google Chrome, Mozilla Firefox và Opera. Đây có thể xem là công cụ hữu ích mà các SEOer thường xuyên sử dụng dùng để thu thập các dữ liệu liên quan đến những yếu tố tối ưu Onpage. Các thao tác thực hiện với SEOquake sẽ vô cùng đơn giản, vì vậy, ngay cả các SEOers mới bắt đầu cũng có thể sử dụng dễ dàng.
Trước hết, để cài đặt về SEOquake,Sau khi SEOquake được thêm vào trình duyệt của bạn, biểu tượng của công cụ này sẽ nhanh chóng xuất hiện ở góc phải trên cùng. Lúc này, bạn click vào biểu tượng đó để xem những chỉ số hiển thị, trong đó có số lượng trang Google Index.
Cách 3: Cú pháp “site:url” cho toàn bộ website (Cú pháp này có thể kiểm tra cho từng danh mục hay từng trang đích cụ thể)
Ngoài cách nhập URL website của bạn lên Google Search Console, bạn cũng có thể kiểm tra Google Index bằng cách truy cập Google và nhập URL website muốn kiểm tra theo cấu trúc “site:url”. Những trang trên website của bạn khi đã lập chỉ mục Google sẽ được hiển thị ở phần kết quả. Nếu không có bất kỳ trang nào xuất hiện tại đây, điều này có nghĩa là website của bạn chưa được Google Index.
Ví dụ, bạn muốn kiểm tra về số lượng trang Google đã lập chỉ mục trên website vnexpess.net. bạn sẽ lên thanh công cụ tìm kiếm của Google và nhập URL với cú pháp “site:vnexpress.net”. Số trang đã được Index chính là số trang hiển thị trong ô màu đỏ được đánh dấu như hình bên dưới.
7 cách hỗ trợ URL index nhanh
Cài đặt các công cụ Google như Analytics
Với công cụ Google Analytics, bạn tham khảo cách cài đặt Google analytics vào website
Khai báo URL hay domain website trên search console
Sau khi bạn đã cài đặt Google Search Console, bạn sẽ tiến hành xác thực quyền sở hữu về website đó. Các bước tiến hành lần lượt như dưới đây:
- Bước 1: Truy cập để cài đặt công cụ Google Search Console
- Bước 2: Đăng nhập vào công cụ bằng gmail như hình bên dưới
- Bước 3: Trong mục Search Property chọn nút Add Property (sản phẩm)
- Bước 4: Tiến hành thêm domain hoặc website của bạn
- Bước 5: Chọn phần HTML Tag, sau đó nhận mã code HTML
- Bước 6: Trong trường hợp sử dụng Yoast SEO, vào SEO, bạn chọn General, chọn Webmaster Tool, chọn Google Verification code, sau đó copy đoạn code vào
- Bước 7: Trở lại Google Search Console và nhấn xác nhận
Ping URL lên các công cụ hỗ trợ index
Ping là một cơ chế giúp đẩy nhanh quá trình thiết lập chỉ mục cho các trang. Ở phần nội dung trước đó, chúng tôi đã đưa ra hướng dẫn về sử dụng công cụ http://googleping.com/ để Ping URL.
Liên kết nội bộ từ URL có chủ đề liên quan mà đã được Google index và có traffic trên Web
Đây cũng là một ý tưởng hiệu quả dành cho anh em làm SEO. Theo đó, bạn sẽ tận dụng các URL bài viết có traffic tốt và dẫn link nội bộ đến những URL mới cần index thông qua các từ khóa. Điều này sẽ giúp cho GoogleBot nhanh chóng phát hiện URL mới hơn và tiến hành lập chỉ mục cho nội dung này.
Submit sitemap.xml
Đối với những site lớn, việc submit sitemap là điều rất cần thiết. Có thể hình dung sitemap giống như cách mà bạn dẫn đường cho GoogleBot crawling trên website của bạn, từ đó giúp việc thu thập dữ liệu và index trở nên hiệu quả rất nhiều hơn. Sitemap có 2 định dạng là XML và HTML, sitemap bạn nộp cho Google có đuôi XML.
Đặt liên kết từ những website khác cùng lĩnh vực có nhiều traffic
Outbound links (link bên ngoài website) cũng là một trong những yếu tố mà Google dùng để đánh giá website và thiết lập index. Do vậy, bạn có thể tận dụng nguồn link từ các trang web có tuổi đời lâu, uy tín và được Google đánh giá tốt để đặt liên kết về URL bài viết của mình.
Chia sẻ nội dung trên các mạng xã hội
Theo đề cập trước đó, một trong những cách có thể để GoogleBot nhanh chóng phát hiện URL bài viết mới chính là share những bài viết lên các trang mạng xã hội. Do vậy, để hỗ trợ index nhanh trên Google, hãy chia sẻ các bài trên website trên mạng xã hội phổ biến.
>> Tham Khảo thêm:
Liên kết mạng xã hội