Như chúng ta đã biết,thẻ mô tả (meta description tag) đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ click through rate của người dùng, và đem đến một cơ hội lớn cho người quản trị web để quảng cáo thương hiệu và chất lượng trang web đến với người dùng vì vây cần dịch vụ seo. Hơn nữa, việc từ khóa xuất hiện trong thẻ mô tả cũng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên bảng kết quả tìm kiếm. Đó là những điều công ty seo chuyên nghiệp HIG muốn chia sẻ cùng với bạn.
- Như vậy, nhà làm seo chuyên nghiêp có thể thấy, việc viết thẻ miêu tả là rất cần thiết đối với website. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc không viết thẻ mô tả cũng không gây ảnh hưởng gì đến website, thậm chí lại còn có tác dụng lớn hơn cho trang web.
Có cần thiết phải viết thẻ miêu tả?
- Theo như phân tích trên, việc viết một thẻ mô tả tốt sẽ là một hành động sáng suốt cho nhà đầu tư SEO để giúp công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được nội dung mà trang web đang nói đến. Từ đó, có một thứ hạng tốt hơn trên SERP và có một tỷ lệ nhấp chuột của người dùng cao. Tuy nhiên,không phải lúc nào việc viết meta description (mô tả) tag cũng đem lại lợi ích như vậy cho trang web.
Ví dụ: Đối với những bài viết học thuật chỉ tập trung vào từ một từ một đến ba các từ khóa ngắn, thì việc viết thẻ mô tả lại trở lên khá dễ dàng để bao quát được tất cả các từ khóa mà người dùng thường sử dụng để tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu trang web được SEO với các từ khóa mục tiêu dài hoặc với một số lượng lớn các từ khóa khác nhau nhiều hơn 3 ví dụ:
-
các trang báo mạng hay trang blog với hàng trăm các bài viết với chủ đề khác nhau
-
một danh mục sản phẩm quá lớn gồm rất nhiều các chủng loại sản phẩm
Thì việc để cho các công cụ tìm kiếm tự trích xuất các đoạn văn bản có liên quan đến từ khóa tìm kiếm của người dùng trên trang lại trở lên sáng suốt hơn việc nhồi nhét từ khóa trong khoảng 156 ký tự.
Lý do cho điều trên rất đơn giản: Khi Search Engine (công cụ tìm kiếm) trích xuất các nội dung trên trang cho người dùng, nó luôn hiển thị các từ khóa mà người dùng đã sử dụng có xuất hiện trên trang và cụm từ ở vị xung quanh từ khóa đó. Vì vậy, nếu một nhà đầu tư SEO tự viết một thẻ mô tả meta, họ sẽ làm mất khả năng trích xuất tự nhiên của công cụ tìm kiếm để đưa ra các đoạn văn phù hợp với truy ấn của người dùng.
Các trường hợp không viết thẻ mô tả
- Minh chứng cho điều trên đó là ví dụ về Matt Cutts - Trưởng nhóm Google Webspam không hề sử dụng thẻ mô tả cho blog cá nhân. Ngày 18/11/2013 Matt Cutts có tiết lộ cách mà ông tạo thẻ miêu tả trên blog của mình là không viết gì.
- Matt Cutts cũng cho rằng nếu trang web nhắm vào các cụm từ khóa dài lớn hơn 3 từ, ví dụ như với hàng trăm bài báo hoặc bài viết blogs, hoặc danh mục hàng trăm sản phẩm, thì sẽ khôn ngoan hơn khi để các công cụ tìm kiếm tự trích dẫn các đoạn văn bản liên quan. Lý do cho điều trên khá đơn giản: khi bộ máy tìm kiếm hoạt động, nó luôn hiển thị các keyword (từ khóa) và các từ xung quanh đó mà người dùng tìm kiếm. Nếu người quản trị web viết 1 thẻ miêu tả chắc chắn sẽ làm giảm sự liên quan đó.
Hình 2: Chia sẻ cách viết mô tả
- Trang web này hoàn toàn không được viết thẻ mô tả và thẻ mô tả trên hoàn toàn được Google cung cấp. Như nhà đầu tư SEO có thể thấy, thẻ mô tả này hoàn toàn phù hợp với nội dung trên trang, thậm chí còn có thể được thay đổi phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm.
Kết Luận: Ngoài ra, khi chọn có hay không viết thẻ miêu tả cho một trang, chúng ta cũng cần cân nhắc việc có sử dụng trang web đó để đưa lên mạng xã hội hay không. Bởi các trang mạng xã hội như Facebook thường sử dụng đoạn văn bản đầu tiên nó tìm thấy trên trang nếu trang đó không có thẻ mô tả. Và thẻ mô tả đó hoàn toàn có thể đem đến một trải nghiệm không tốt cho người dùng trên mạng xã hội tùy thuộc vào đoạn văn bản đầu tiên trên trang.
Liên kết mạng xã hội