“Xây dựng thương hiệu cá nhân” là gì ?
Cụm từ này nghe sao mà khó định nghĩa quá, mà nếu có định nghĩa xong thì đảm bảo là y hệt sách giáo khoa. Vậy sao chúng ta đặt một câu hỏi khác đó là:”Tại sao mọi người yêu mến và thích bạn trên facebook ?” Tới đây thì ai cũng có thể trả lời được. Ok, người ta thích tôi vì….
Tôi đẹp, tôi sexy, ngực tôi to, chân tôi dài….
Facebook của tôi thường có ảnh gái xinh, gơ đẹp…
Tôi thường có những status và ảnh rất bựa và khó đỡ…
Tôi thường có những bài viết chân thực về quan điểm sống…….
Hay đơn giản là gì tôi đã từng tham gia chương trình Vietnam Got Talent…
Chúng ta không nên quá hình tượng hoá thương hiệu cá nhân như một điều gì quá to tát. Một cách đơn giản, để xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội, bạn cần trả lời cho được những câu hỏi sau:
1. Bạn đại diện cho điều gì ? Hay nói cách khác nhắc tới bạn là mọi người nhắc tới điều gì ?
2. Tính cách của bạn là gì ?
3. Bạn chia sẻ và đóng góp điều gì với cộng đồng ? và ngược lại cộng đồng học hỏi được gì ở chính bạn ?
Nếu trả lời được 3 câu hỏi trên, bạn đã xác định được nền móng khá vững chắc cho thương hiệu của mình rồi đấy. Công việc còn lại là bạn sẽ hiện thực nó như thế nào
Bạn là ai trên facebook ?
Mạng xã hội Facebook cũng giống như một cánh rừng rộng lớn, với nhiều muông thú. Bạn sẽ đóng vai trò là một chủ thể trong hệ sinh thái đó. Mỗi chủ thể đóng vai trò khác nhau trong mối quan hệ cộng sinh này. Sẽ có những loại chủ thể sinh sống trong khu rừng này như sau:
a. Những người quan sát: Là những người chỉ đơn thuần xem các nội dung được chia sẻ trên facebook, ít khi comment, like, share hoặc lâu lâu thì post một vài status ở wall của mình. Những người này khá thụ động trên facebook.
b. Những người tương tác: Là những người khá hiếu động, thích “8” và thường xuyên lân la qua các khu vực để comment, like hoặc share nội dung. Đối với họ được “8” là một niềm vui, và like là một phản xạ…vô điều kiện (như like thần chưởng hehehe).
c. Những người kiến tạo nội dung: Đây là lực lượng cung cấp nội dung cho facebook bằng cách thường xuyên share link, post status và up ảnh, video. Đối với họ chia sẻ là một niềm vui. Và ngược lại họ cũng mong đợi được nhiều người like và tương tác với nội dung của mình.
Để xây dựng thương hiệu cá nhân trên facebook, bạn không thể chỉ là người quan sát, cũng không thể chỉ là người tương tác và thực tế là bạn cũng không thể chỉ là người tạo nội dung. Bạn phải có cả 3 tố chất trên trong người.
Đầu tiên, bạn nên là người kiến tạo nội dung, tố chất này nên chiếm ít nhất 50%, yếu tố quan sát và tương tác, mỗi yếu tố sẽ chiềm 25% còn lại. Nếu bạn muốn trở thành một yếu tố có ảnh hưởng trong khu rừng facebook, trước hết bạn phải trở thành một “nguồn nội dung” có giá trị. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để bạn tác động vào công chúng và khiến họ phải nhìn về phía bạn.
Ảnh hưởng bằng nội dung
Nội dung nhất quán
Nội dung của bạn phải phản ánh được quan điểm, tính cách của bạn, nói chung nó phải thống nhất với 3 câu hỏi mà bạn đã trả lời được ở phần định nghĩa thương hiệu cá nhân ở trên. Khi post nội dung gì bạn nên để ý 3 yếu tố cơ bản:
Nội dung bạn chia sẻ cung cấp thông tin gì ?
Nó thể hiện quan điểm gì của bạn ?
Bạn muốn người xem chia sẻ gì ngược lại với mình ?
Bạn nên để tâm nhiều tới phản ứng của người xem đối với nội dung của mình, học cách giải quyết và điều hướng các trường hợp cãi nhau và xung đột không đáng có trong post. Đặc biệt đó là khi cảm thấy bản thân đang có những suy nghĩ tiêu cực thì không nên post cái gì vì nó chỉ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và lời nói của bạn trước mọi người.
Tính giải trí
Bạn có thể xào nấu nội dung của mình nhằm mục đích gì đi chăng nữa nhưng trên hết bạn cần đặt vào đó một yếu tố không thể thiều đó là “tính giải trí”. Bởi lẽ xét cho cùng, người dùng lên facebook với bất kì mục đích gì thì chắc chắn họ cũng muốn…giải trí. Vì vậy đừng quá cứng nhắc và khô khan hen.
Tạo sự khác biệt
Bạn có thể post nội dung ở nhiều lĩnh vực, nhưng nếu bạn không có một chủ đề nội dung chủ đạo thì bạn sẽ dễ dàng lẫn vào những chủ thể khác trên facebook mà không thể tạo sự khác biệt cho chính mình. Các chuyên gia thường ọi đây là giai đoạn tìm ra phân khúc (niche) cho chính mình.
Hãy kiên trì với nội dung post mà mình yêu thích, qua thời gian, bạn sẽ “huấn luyện” và “thuyết phục” được độc giả của mình rằng nhắc tới bạn là nhắc tới chủ đề ABC… nào đó. Nếu may mắn nội dung của bạn “hay” và “tinh tế”, bạn sẽ có sức ảnh hưởng tới công chúng.
Liên kết mạng xã hội