1. Facebook Insights
Một điều hết sức hiển nhiên! Nếu bạn muốn hiểu Facebook không phải chúng ta nên bắt đầu từ chính nó hay sao? Và thật sự, Facebook có hẳn riêng một công cụ giúp đỡ chúng ta chính là Facebook Insight.
Với Facebook Insight chúng ta dễ dàng tìm được thông tin, số liệu chi tiết qua nền tảng của Facebook.
Và hơn bữa bạn có thể sử dụng Facebook Insight hoàn toàn miễn phí. Và ai cũng có thể sử dụng nó ngay. Chỉ cần trang Fanpage Facebook của có số lượng fan hiện tại không dưới 30 người.
Công cụ cung cấp cho bạn số liệu chi tiết các bài viết và khả năng tương tác của chúng. Và các dữ liệu về khách hàng của bạn bao gồm cả nhân khẩu học và vị trí địa lý. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn thông tin những người đang tương tác trên trang Facebook của mình.
Bạn có thể tìm hiểu toàn bộ số liệu về khả năng tương tác của toàn trang. Hoặc từng bài viết cụ thể để hiểu hơn về tính hiệu quả của từng loại content mà bạn đang sử dụng.
XEM THÊM:
Tôi phải nói rằng độ chi tiết của công cụ này là vô cùng vô cùng ấn tượng. Dù bạn có đang sử dụng một công cụ khác để phân tích fanpage mình hay đối thủ đi chăng nữa, bạn cũng có thể phải sử dụng chúng cùng lúc kết hợp với Insight để đạt được các hiệu quả mong muốn.
2. Fanpage Karma
Với gói Free, bạn sẽ được cung cấp các phân tích chi tiết trong 90 ngày qua của 1 trang. Ngoài ra, còn có một bảng so sánh với đối thủ và không giới hạn về số lượng đối thủ..
Ngoài ra Fanpage Karma còn cho ra các bảng báo cáo và cảnh báo định kỳ hàng tuần. Nếu bạn muốn hãy cài đặt chọn chế độ này.
Bên cạnh đó, các so sánh được Karma cung cấp miễn phí. Bao gồm: độ tương tác, mức tăng trưởng, nguồn content thường được sử dụng và các keyword, nội dung bài đăng đứng đầu, tần suất, độ tương tác theo ngày và thời gian, dạng bài viết cùng các số liệu khác.
Bảng phân tích fanpage chi tiết về keyword và nguồn content tương tác (được gắn theo màu thể hiện mức độ), độ dài, loại bài đăng, lịch sử bài đăng và nhiều thứ khác.
Điểm mạnh của Fanpage Karma là giao diện độc đáo hiển thị các biểu đồ và đồ thị so sánh. Điều này cho phép bạn đánh giá nhanh các điểm mạnh, yếu của trang cùng lĩnh vực, hoặc đối thủ.
Từ đó có thể đào sâu hơn về các loại content, thời gian và keyword tool để hiểu lí do đằng sau các dữ liệu đó. Sau đó có thể điều chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp.
Công cụ tôi sẽ chia sẻ tiếp theo đến bạn là…
3. Sociograph.io
Tương tự Fanpage Karma, Sociograph.io là một công cụ đánh giá fanpage tuyệt vời! Bạn có thể phân tích nội dung bất kỳ trang Fanpage nào của mình một cách hoàn toàn miễn phí.
Công cụ sẽ hiển thị cho bạn tổng số bài viết, số người comment và đã like bài đăng của bạn. Ngoài ra công cụ cũng show ra các số liệu khác như số lượt like, share và comment trung bình trên mỗi bài đăng.
Nếu bạn cần, các dạng bài đăng khác nhau và các bài đăng hàng đầu trong các khung thời gian nhất định cũng sẽ được hiển thị.
Bạn có thể xem lại các trang được tạo ban đầu. Và dĩ nhiên, công cụ này không cung cấp được nhiều thông tin mang tính hành động cho bạn. Tuy nhiên, nó có thể giúp bạn thống kê thông tin lại rõ ràng và dễ dàng để tính toán.
4. Facebook “Info and Ads” Tool
Lại tiếp tục một công cụ nghiên cứu không thể bỏ qua khác từ chính Facebook. Facebook đã phát triển công cụ này nhằm phục vụ cho việc tăng tính minh bạch của các Fanpage.
Khoảng 6 tháng trước, Facebook đã chuyển “Info and Ads” Tool sang Thư viện Quảng cáo, một nền tảng tương tự nhưng bao hàm hơn.
Mặc dù mục đích thật sự của “Info and Ads” Tool là để người dùng có thể tìm hiểu và biết họ đang xem nội dung quảng cáo đang chạy nào từ các thương hiệu nào, nhưng chính điều này lại ngẫu nhiên giúp bạn có thể lợi dụng để có được lợi thế.
Nếu bạn muốn theo dõi hiệu quả các đối thủ cạnh tranh của mình, chỉ cần một cú click chuột. Tôi nghĩ không còn cách nào có thể nhanh hơn (và hoàn toàn miễn phí) để tìm hiểu về quảng cáo của đối thủ hiện đang hoạt động như thế nào như cách này.
Bạn chỉ cần tìm nhập trang của đối thủ vào thanh tìm kiếm trên giao diện chính để bắt đầu.
Ưu điểm:
- Công cụ vô cùng hữu ích cho các công ty mới và các Startup. Nó giúp họ có thể đặt bước chân đầu tiên lên con đường cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Hiệu quả cho việc sử dụng các bộ lọc địa lý để kiểm tra đối thủ của bạn có đang chạy quảng cáo ở vị trí quanh bạn và các vị trí khác không.
Nhược điểm:
- Đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể sử dụng công cụ này với mục đích tương tự nhằm tìm ra các quảng cáo của bạn và nghiên cứu.
- Và đối thủ cũng có thể gắn cờ quảng cáo của bạn là không phù hợp mà không cần bất kỳ lí do nào.
- Tuy vậy, bạn không thể thấy được chi tiết lượt like, comment và lượt share của 1 bài viết cụ thể.
5. MeltWater
Mặc dù chỉ đang sản xuất demo, nhưng với tiền thân là công cụ phân tích fanpage LikeAlyzer nổi tiếng, MeltWater với bộ tính năng tương tự, cũng được trông đợi nhiều từ người dùng và fan hâm mộ.
Chia sẻ về LikeAlyzer, đây là công cụ giúp tối ưu và phân tích mạng truyền thông xã hội của đối thủ cạnh tranh một cách đơn giản. Nó phù hợp cho bất kỳ ai đang lên và có chiến lược social trên Facebook.
Công cụ này sẽ đề xuất cho bạn những page nào nên xem. Cũng như sẽ đánh giá về cách trang của bạn đang hoạt động. Đồng thời, khuyến nghị cho bạn hành động thực tế cần thiết để thực hiện có thể cải thiện chúng.
Bạn cũng có thể so sánh bản thân trang của mình với các trang khác. Từ đó tìm ra những thiếu sót của mình với đối thủ.
Bên cạnh đó, các kết quả phân tích của công cụ cung cấp vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Nhưng có một điều tôi cũng phải thừa nhận về công cụ này. Đó là LikeAlyzer cũng không thật sự cung cấp cho bạn biết được nhiều nhiều thông tin cho lắm. Dù vậy bạn hoàn toàn có thể trông đợi vào phiên bản nâng cấp MaltWater. Sao không thử đăng ký để nghĩa qua demo sớm nhất có thể nhỉ?
6. Klear
Công cụ nghiên cứu Klear trước đây là Twtrland. Đây là nền tảng giúp nhận diện người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng, cho ra các bảng phân tích. Với chức năng tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng theo kỹ năng, lĩnh vực và/hoặc theo vị trí của họ, Klear sẽ cung cấp cho bạn 10 người cho mỗi hạng mục nếu bạn sử dụng tài khoản Free.
Bạn có thể thể xem hồ sơ phân tích về bất kỳ một tài khoản Facebook đối thủ nào. Bằng cách search thẳng tên của người đó hoặc truy cập vào đường link: http://klear.com/profile/USERNAME.
Bạn cũng có thể nghiên cứu về tần suất, mức độ hoạt động cũng như danh sách những tài khoản khác mà tài khoản đó đang thường xuyên tương tác nhất.
Khi bạn chuyển qua Tab Network trên công cụ sẽ có một danh sách của những người đang follow và tương tác với tài khoản được xếp theo cấp độ.
Tab Demingraphics sẽ hiển thị độ tuổi, location, giới tính và sở thích. Mặc dù bạn phải nâng cấp tài khoản để có thể xem được nhiều hơn 1 hoặc 2 kết quả cho mỗi mục.
Klear xây dựng bảng Top Content một cách rất trực quan và dễ đọc. Giúp bạn tiếp cận không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng tệp khách hàng mà tài khoản đối thủ đang tiếp cận.
7. Boardreader
Giao diện Boardreader đơn giản. Với một thanh tìm kiếm giúp bạn tiếp cận với các bài review và các bài được đăng trên forum. Đây vốn là những thông tin thường bị quên lãng trong dữ liệu social media.
Bạn có thể tìm hiểu về các bài viết, chủ đề xu hướng trong hôm trước và trong một năm gần đây.
Các tính năng tìm kiếm nâng cao cho phép bạn lọc các kết quả giúp tìm hiểu chi tiết hơn.
Biểu đồ “Trendy” giúp bạn dễ dàng so sánh về mức độ các thương hiệu đối thủ được nhắc tới. Mặc dù bạn không thể biết rõ được nội dung những lần được nhắc tới đó là các phản ứng tiêu cực hay thật sự tích cực.
Dù sao, với công cụ phân tích fanpage này cũng có thể là điểm khởi đầu hiệu quả cho bạn để bắt đầu cho việc phân tích một cách thật sự Free.
Giờ đây, có lẽ với sự hỗ trợ của 7 công cụ phân tích fanpage free trên bạn đã có thể dễ dàng kiểm tra về sự hiện diện cũng như hoạt động của các đối thủ trên Facebook. Công việc bây giờ của bạn sau bài viết chia sẻ này chính là sử dụng các tài nguyên tài một cách thật hiệu quả. Thiết lập các mục tiêu hành động để có thể cải thiện được chiến lược của mình
Liên kết mạng xã hội