Kể chuyện truyền miệng vốn luôn là phương pháp truyền tin quen thuộc từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện đại, cách kể chuyện truyền thống này đã được nâng tầm để áp dụng rộng rãi vào Marketing. Cụ thể, Storytelling Marketing đang được tin dùng bởi nhiều thương hiệu trong các chiến dịch Marketing của họ.
Hơn một thiên niên kỷ qua, storytelling là phương tiện chính để làm cho các ý tưởng, thông tin trở nên đáng nhớ, có sức ảnh hưởng và có tính thực thi. Cũng bởi có nguồn gốc lâu đời, Storytelling được xem là một phương tiện truyền đạt thông tin có tầm ảnh hưởng vượt thời gian, và hiện nay việc ứng dụng Storytelling trong Marketing và quảng cáo đang ngày phổ biến. Tuy nhiên, chỉ những câu chuyện đơn thuần sẽ không thể thúc đẩy sức mua hay lòng tin từ khách hàng.
Để ứng dụng Storytelling thành công? Hãy tìm hiểu về các nguyên tắc tâm lý của Storytelling và những thương hiệu đang thành công trong việc phát huy thế mạnh của họ qua các nguyên tắc này.
Mang đến sự đồng cảm
Việc các thương hiệu sử dụng Storytelling để tạo sự đồng cảm và liên hệ đến thực tế là khả thi vì sự tồn tại của các tế bào phản chiếu (mirror neurons). Nói một cách đơn giản, tế bào phản chiếu sẽ lan tỏa sự đồng cảm. Vì vậy, khi khán giả chăm chú vào câu chuyện về việc vượt qua các chướng ngại vật, như chiến dịch “Become Legendary” của Nike, họ cảm thấy được truyền cảm hứng để làm điều tương tự.
Tế bào phản chiếu giúp chúng ta đồng cảm với người khác, khiến câu chuyện trở nên dễ hiểu và thúc đẩy chúng ta hành động. Khi sử dụng Storytelling trong Marketing, thương hiệu có thể giúp khán giả liên hệ bản thân với các nhân vật trong quảng cáo bằng cách tận dụng lời kể mạnh mẽ và thông điệp phổ quát.
Cách tiếp cận này đã góp phần vào sự thành công của Nike kể từ lần đầu hãng áp dụng “visual storytelling” cho chiến dịch “Just Do It” vào năm 1988. Khi bạn liên hệ được với người xem, bạn khiến họ đồng cảm, ghi nhớ thông điệp cũng như thương hiệu của bạn do tác động của tâm lý học thần kinh của tế bào phản chiếu.
Truyền cảm hứng, động lực hành động
Tạo động lực, cảm hứng cho khán giả là một câu đố tâm lý mà tất cả các marketer thành công đều dành thời gian để giải quyết. Sử dụng Storytelling trong Marketing khó tránh sẽ gây cười, nhưng nếu quảng cáo không thúc đẩy được cảm hứng, sức mua và lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng, thì quảng cáo đó chỉ đơn thuần để giải trí.
Quảng cáo “Share Your Gifts” của Apple cho mùa giáng sinh năm ngoái là ví dụ điển hình của một quảng cáo vừa tạo được sự đồng cảm và truyền cảm hứng. “Share Your Gifts” của Apple dưới hình thức của quảng cáo “visual storytelling” đã liên hệ được với thực tế của phần lớn khán giả. Gần như tất cả mọi người đều đồng cảm với cảm giác tiếc nuối về việc chọn sai công việc hoặc đã từ bỏ đam mê của bản thân. Bên cạnh đó, đoạn quảng cáo hoạt hình này đã mang đến thông điệp ý nghĩa khi khuyến khích mọi người hãy chia sẻ những món quà và nhắc nhở họ rằng những rủi ro có thể sẽ mang lại kết quả tích cực.
Cuối năm, thời điểm mà hầu hết mọi người đều nhìn lại và suy nghĩ về năm cũ, đề ra mục tiêu cho năm mới, thì quảng cáo (như của Apple) ở thời điểm này đã truyền được cảm hứng và động lực cho người xem. Có lẽ không phải ngay lập tức khách hàng sẽ mua sản phẩm của Apple, nhưng người xem quảng cáo này đã bị rung động bởi thông điệp ý nghĩa. Vì vậy, nếu các thương hiệu đề cao khai thác các khía cạnh của cuộc sống liên quan đến khán giả, họ sẽ tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Đưa ra dẫn chứng thực tế
Nguyên tắc tâm lý này được cho là có sức ảnh hưởng lớn nhất trong tất cả trong việc tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Gần như mọi thương hiệu bán sản phẩm tiêu dùng hiện nay đều đề nghị nhận “review” từ khách hàng. Cơ bản là để người mua đánh giá chất lượng, tính dễ sử dụng, tính năng, độ bền và độ tinh xảo của sản phẩm. Hiện nay, “review” thông qua bảng rate sao là một công cụ cổ điển trong việc dẫn chứng các trải nghiệm thực tế.
Lấy ví dụ như Chow Now, một nền tảng đặt hàng trực tuyến cho các nhà hàng tại Mỹ. Trên website của mình, họ không chỉ đăng tải các bài review đến từ các nhà hàng top đầu, mà còn chia sẻ những câu chuyện về cảm hứng của các chủ nhà hàng và các đầu bếp. Lồng ghép trong đó còn là cảm nhận thực tế về cách dịch vụ của Chow Now đã giúp khách hàng giải quyết các “pain point” như thế nào. Ở Chow Now, những câu chuyện, đánh giá của khách hàng không chỉ là dẫn chứng tuyệt vời, mà nó còn bao gồm các câu chuyện truyền cảm hứng, động lực và tạo sự đồng cảm.
Ngày nay, storytelling từ cách truyền tin truyền thống trong quá khứ đã phát triển thành các định dạng kỹ thuật số hiện đại. Để ứng dụng storytelling thành công vào marketing, không chỉ đơn thuần là kể những câu chuyện, mà còn là sự vận dụng khéo léo các nguyên tắc tâm lý trên.
>> Xem thêm: Xu hướng content 2019
Liên kết mạng xã hội